Máy chủ (Server) là gì? Vai trò và các loại máy chủ hiện nay

Tóm tắt nội dung

Trong thế giới công nghệ hiện đại, Server đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Hầu hết các hoạt động trực tuyến mà chúng ta sử dụng hàng ngày, từ việc truy cập web, gửi email, đến chơi game trực tuyến, đều được thực hiện thông qua server. Trong bài viết này, Cloud Viet sẽ giải thích chi tiết về Máy chủ là gì?, vai trò và mục đích sử dụng của máy chủ server là gì? trong thế giới công nghệ hiện đại.

Máy chủ là gì?

Một máy chủ về cơ bản cũng chỉ là một máy tính chuyên dụng (Dedicated Server). Được sử dụng để cung cấp các dịch vụ trong các máy tính thông thường khác hoặc các thiết bị có kết nối mạng. Bạn có thể hiểu như thế này, máy chủ giống như một máy tính trung tâm còn khách hàng của máy chủ là các máy tính hoặc các thiết bị được kết nối với máy chủ thông qua mạng internet hoặc mạng nội bộ. Các khách hàng này kết nối với máy chủ để yêu cầu một dịch vụ cụ thể nào đó, dịch vụ đó có thể là yêu cầu tải về một trang web nào đó, hoặc truy xuất dữ liệu, hoặc email…

Máy chủ là gì?

Phân loại các loại máy chủ phổ biến hiện nay

Dựa vào phương pháp xây dựng hệ thống máy chủ. Hiện nay, hệ thông máy chủ được chia thành các loại như sau:

Các loại máy chủ phổ biến hiện nay

Máy chủ vật lý riêng (Dedicated Server)

Dedicated Server hay máy chủ riêng là một máy chủ hoạt động ở trên phần cứng, chúng có các thiết bị hỗ trợ như CPURAMSSD/HDDCard mạng, trong đó một máy chủ vật lý (hoặc nhiều máy chủ) được dành riêng cho một khách hàng doanh nghiệp duy nhất. Khách hàng có toàn quyền kiểm soát máy chủ, cho phép họ tối ưu hóa theo các yêu cầu riêng về hiệu suất và bảo mật. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp máy chủ vật lý và môi trường, cùng với các dịch vụ liên quan và hỗ trợ kỹ thuật.

Xem thêm: Các ổ cứng lưu trữ dành cho server

Máy chủ ảo – Virtual Private Server (VPS)

Máy chủ ảo – Virtual Private Server (VPS), là dạng máy chủ ảo được tạo ra bằng cách phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau, mỗi máy chủ có tính năng tương tự như máy chủ riêng (dedicated server).

Máy chủ ảo – Virtual Private Server (VPS)

Máy chủ đám mây (Cloud Server)

Máy chủ đám mây (Cloud Server) là cơ sở hạ tầng ảo được xây dựng để thực hiện việc lưu trữ xử lý thông tin và ứng dụng. Cloud Server là một sản phẩm máy chủ tương tự như một chiếc máy chủ ảo (máy chủ VPS) nhưng được thiết lập thêm công nghệ Cloud Computing (công nghệ điện toán đám mây).

Phân loại máy chủ theo chức năng

Máy chủ ứng dụng (Application Server)

Máy chủ ứng dụng (Application Server) là một nền tảng phần mềm đa chức năng. Nó cung cấp môi trường cho việc phát triển và chạy các ứng dụng web. Máy chủ ứng dụng thường bao gồm các thành phần xử lý khác nhau, được thiết kế để thực hiện các tác vụ cần thiết cho hoạt động của các dịch vụ đám mây, phần mềm, và ứng dụng dựa trên web.

Máy chủ Web (Web server)

Máy chủ Web là một hệ thống máy tính chuyên biệt dùng để lưu trữ và cung cấp các trang web cho người dùng. Nó hoạt động dựa trên phần mềm máy chủ web, chẳng hạn như Apache hoặc IIS, để xử lý các yêu cầu truy cập từ Internet. Đa số các máy chủ Web được kết nối với Internet qua các đường truyền tốc độ cao, thường đạt tốc độ OC-3 hoặc cao hơn. Nhờ vào kết nối này, máy chủ Web có thể hỗ trợ nhiều người dùng truy cập đồng thời mà không gây ra hiện tượng chậm trễ.

Máy chủ cơ sở dữ liệu (Database Server)

Máy chủ cơ sở dữ liệu (Database Server) là một hệ thống máy tính chuyên dụng dùng để lưu trữ, quản lý và cung cấp dữ liệu cho các ứng dụng và người dùng. Nó bao gồm hai thành phần chính: hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) và cơ sở dữ liệu.

  • DBMS là phần mềm cung cấp các công cụ và chức năng cần thiết để quản lý, truy cập và xử lý dữ liệu trong cơ sở dữ liệu.
  • Cơ sở dữ liệu là tập hợp dữ liệu được tổ chức và lưu trữ theo cấu trúc rõ ràng, giúp việc truy xuất và xử lý trở nên hiệu quả.

Máy chủ cơ sở dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hệ thống thông tin hiện đại.

Máy chủ Email (Mail Server)

Máy chủ thư điện tử (Mail Server hay Email Server) là một hệ thống máy chủ chuyên dụng, đảm nhiệm vai trò gửi và nhận email. Máy chủ này thường được cấu hình theo tên miền riêng của doanh nghiệp và được trang bị các thông số kỹ thuật như CPU, RAM, và bộ lưu trữ tương tự như các máy chủ thông thường.

Mail server hoạt động chủ yếu dựa trên giao thức SMTP (Simple Mail Transfer Protocol) để gửi email, đồng thời có thể sử dụng các giao thức khác như IMAP hoặc POP3 để nhận và quản lý email. Máy chủ này giúp đảm bảo việc trao đổi thông tin qua email được thực hiện một cách an toàn, nhanh chóng và đáng tin cậy.

Máy chủ FTP (FTP Server)

FTP Server (File Transfer Protocol Server) là một hệ thống phần mềm hoặc dịch vụ mạng được thiết kế để lưu trữ, quản lý và chia sẻ các tập tin và thư mục. Nó cho phép người dùng truy cập, tải lên, tải xuống và quản lý dữ liệu thông qua mạng Internet hoặc mạng nội bộ.

FTP Server hoạt động bằng cách cung cấp giao thức FTP, giúp người dùng kết nối với máy chủ để duyệt và thao tác trên các tệp được chia sẻ. Đây là giải pháp phổ biến cho việc truyền tải dữ liệu lớn hoặc chia sẻ tài liệu giữa các thiết bị một cách an toàn và hiệu quả.

Máy chủ DHCP (DHCP Server)

DHCP, viết tắt của Dynamic Host Configuration Protocol. DHCP thực hiện quản lý và cấp phát tự động các địa chỉ IP đến các thiết bị mạng bên trong một mạng. Bên cạnh đó DHCP còn cung cấp cấu hình subnet mask cũng như mang thông tin đến các thiết bị chính xác, hợp lý hơn.

Máy chủ DNS (DNS Server)

DNS (viết tắt của Domain Name System) là một hệ thống phân giải tên miền, giúp chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP và ngược lại. Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các thiết bị mạng, định vị tài nguyên, và gán địa chỉ cụ thể để truyền tải thông tin trên Internet. Nhờ DNS, người dùng có thể truy cập các trang web hoặc dịch vụ trực tuyến dễ dàng mà không cần ghi nhớ các địa chỉ IP phức tạp.

Máy chủ Proxy (Proxy Server)

Máy chủ Proxy (Proxy Server) là một máy chủ trung gian giúp tách người dùng cuối ra khỏi các trang web mà họ đang truy cập. Tùy thuộc vào trường hợp sử dụng hoặc chính sách của công ty, máy chủ proxy có thể cung cấp các mức độ bảo mật và quyền riêng tư khác nhau.

Khi bạn sử dụng máy chủ proxy, lưu lượng truy cập Internet của bạn sẽ được chuyển hướng qua máy chủ proxy trên đường truyền tới địa chỉ mà bạn yêu cầu. Sau đó, yêu cầu sẽ được gửi trở lại qua cùng một máy chủ proxy (trừ một số trường hợp ngoại lệ) và sau đó máy chủ proxy sẽ chuyển tiếp dữ liệu nhận được từ trang web tới bạn.

Cách thức hoạt động của máy chủ

Máy chủ hoạt động theo mô hình client-server, trong đó máy chủ là các máy tính được thiết kế để cung cấp các dịch vụ cho các máy tính khác, được gọi là máy khách. Máy chủ web là một dạng máy chủ phổ biến, chạy phần mềm máy chủ web và lưu trữ các tệp thành phần của trang web, chẳng hạn như tài liệu HTML, hình ảnh, bảng định kiểu CSS và tệp JavaScript. Máy chủ web kết nối với Internet và hỗ trợ trao đổi dữ liệu với các thiết bị khác được kết nối với web.

Khi người dùng truy cập một trang web thông qua một trình duyệt web, trình duyệt sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ web. Máy chủ web sau đó sẽ xử lý yêu cầu này và gửi lại dữ liệu yêu cầu cho người dùng.

Đối với doanh nghiệp, máy chủ giúp lưu trữ thông tin, quản lý cũng như vận hành các phần mềm. Máy chủ có khả năng hoạt động liên tục trong thời gian dài và chỉ tắt khi xuất hiện sự cố cần phải bảo dưỡng.

Vai trò của máy chủ Server là gì?

Máy chủ đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ, cung cấp cũng như xử lý dữ liệu cho cá nhân và doanh nghiệp trong mạng LAN hoặc Internet. Máy chủ đảm bảo rằng hệ thống và các dịch vụ liên quan có thể hoạt động liên tục 24/7 và chỉ được tắt đi khi có sự cố cần tiến hành bảo trì.

Đối với doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, máy chủ giúp vận hành và quản lý hệ thống thông tin. Máy chủ có khả năng xử lý và lưu trữ dữ liệu lớn hơn máy tính thông thường rất nhiều lần, phục vụ cho nhu cầu xử lý và lưu trữ dữ liệu trong một không gian mạng máy tính hay trong toàn bộ môi trường Internet. Máy chủ cũng là nền tảng cho các dịch vụ trên Internet như vận hành phần mềm, chạy ứng dụng, trò chơi. Một số doanh nghiệp còn sử dụng máy chủ để xây dựng hệ thống website riêng.

Đối với cá nhân

Đối với cá nhân, máy chủ cũng đóng vai trò quan trọng như một bộ phận để lưu trữ, vận hành dữ liệu của một hệ thống. Ví dụ như các quán kinh doanh Internet cũng cần có máy chủ để có thể kết nối tới máy trạm khác.

Thành phần máy chủ

Phần cứng

Máy chủ được cấu tạo từ nhiều thành phần và phụ kiện khác nhau. Về mặt phần cứng, máy chủ thường bao gồm một khung được gắn trên giá đỡ chứa nguồn điện, bo mạch chủ, một hoặc nhiều CPU, bộ nhớ, bộ lưu trữ, giao diện mạng và nguồn điện.

Hầu hết các máy chủ đều hỗ trợ quản lý ngoài băng tần thông qua cổng mạng chuyên dụng. Quản lý ngoài băng tần cho phép quản lý và giám sát máy chủ ở mức độ thấp, độc lập với hệ điều hành. Hệ thống quản lý ngoài băng tần có thể được sử dụng để khởi động hoặc tắt máy chủ từ xa, cài đặt hệ điều hành và theo dõi tình trạng sức khỏe của máy chủ.

Phần mềm

Một thành phần quan trọng khác là hệ điều hành máy chủ. Hệ điều hành máy chủ, như Windows Server hoặc Linux, đóng vai trò là nền tảng cho phép các ứng dụng hoạt động. Hệ điều hành cung cấp cho các ứng dụng quyền truy cập vào tài nguyên phần cứng mà chúng cần và hỗ trợ kết nối mạng.

Ứng dụng là yếu tố cho phép máy chủ thực hiện công việc của mình. Ví dụ, một máy chủ cơ sở dữ liệu sẽ chạy một ứng dụng cơ sở dữ liệu. Tương tự, một máy chủ email sẽ cần phải chạy một ứng dụng email.

Lợi ích khi thuê máy chủ

Việc đầu tư một hệ thống máy chủ riêng cho doanh nghiệp là một quyết định khá tốn kém và phức tạp. Để sở hữu một hệ thống, doanh nghiệp cần bỏ ra một số vốn lớn cho quá trình xây dựng, bao gồm chi phí mua sắm phần cứng, phần mềm, thiết bị mạng và các thiết bị phụ trợ khác. Ngoài ra, để các máy chủ hoạt động ổn định, doanh nghiệp cần có một đội ngũ kỹ thuật được đào tạo bài bản để quản lý và vận hành hệ thống. Vì thế, thuê máy chủ là một lựa chọn tối ưu hơn cho các doanh nghiệp, giúp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành. Dưới đây là những lợi ích mà dịch vụ cho thuê máy chủ vật lý mang lại:

  • Tiết kiệm chi phí đầu tư: Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu cho máy chủ, phần cứng, phần mềm và nhân lực quản lý. Giờ đây, Bạn chỉ cần trả 1 khoản phí hàng tháng hoặc hàng năm.
  • Thiết lập và triển khai nhanh chóng: Bạn nên thuê máy chủ của các công ty cung cấp dịch vụ máy chủ vì họ sẽ có đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ bạn trong quá trình thuê dịch vụ của họ.
  • Dễ dàng nâng cấp và mở rộng: Khi muốn nâng cấp và mở rộng hệ thống bạn chỉ cần liên hệ với công ty cung cấp dịch vụ để chọn cấu hình phù hợp nhu cầu.

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn có thêm thông tin về máy chủ cũng như vai trò của nó. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Logo Cloud Việt

Thông Tin Và Hoạt Động Của Chúng Tôi

Cloud Việt là đơn vị cung cấp dịch vụ TTDL uy tín tại Việt Nam. Với tiêu chí là đặt quyền lợi và trải nghiệm của khách hàng lên hàng đầu để  đem đến dịch vụ tốt nhất.

Trụ sở chính

110/20/41 đường số 30, phường 6, quận Gò Vấp, TPHCM

Ngày làm việc

Thứ 2 - Thứ 6, Hàng tuần

Giờ làm việc

08 : 00 AM - 18 : 00 PM

Email

Support@cloudviet.com.vn

Hotline

0972 710 812