Máy chủ hoạt động thế nào? Cấu hình và các loại máy chủ thông dụng | Máy chủ là gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về máy chủ, máy chủ vật lý còn được gọi là server. Cách hoạt động của máy chủ, tại sao cần đến máy chủ và có những loại máy chủ nào phân theo mục đích sử dụng.
Máy chủ là gì? Máy chủ hoạt động thế nào?
Một máy chủ về cơ bản cũng chỉ là một máy tính chuyên dụng (Dedicated Server). Được sử dụng để cung cấp các dịch vụ trong các máy tính thông thường khác hoặc các thiết bị có kết nối mạng. Bạn có thể hiểu như thế này, máy chủ giống như một máy tính trung tâm còn khách hàng của máy chủ là các máy tính hoặc các thiết bị được kết nối với máy chủ thông qua mạng internet hoặc mạng nội bộ. Các khách hàng này kết nối với máy chủ để yêu cầu một dịch vụ cụ thể nào đó, dịch vụ đó có thể là yêu cầu tải về một trang web nào đó, hoặc truy xuất dữ liệu, hoặc email…
Ví dụ như khi bạn dùng điện thoại hoặc máy tính để đọc bài viết này. Điều đó có nghĩa là điện thoại hoặc máy tính của bạn đang kết nối với máy chủ của Cloud Việt. Tùy theo mục đích và quy mô sử dụng một máy chủ có thể cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau hoặc chỉ dành riêng để xử lý một dịch vụ cụ thể nào đó.
Ví dụ về một máy chủ server
Chẳng hạn như bạn có thể có riêng một máy chủ dành cho một trang web. Một máy chủ riêng để lưu trữ dữ liệu, và một máy chủ dành riêng cho email. Đây là mô hình mà các tổ chức lớn thường sử dụng các tổ chức nhỏ có thể thiết lập một máy chủ để xử lý cả 3 dịch vụ nêu trên trong cùng một máy chủ. Tất cả phụ thuộc vào nhu cầu của một tổ chức.
Khi nói tới máy chủ mọi người thường có xu hướng sẽ nghĩ nó là một máy tính chuyên dụng và mạnh mẽ. Họ không sai, tuy nhiên, về mặt vật lý, một máy chủ cũng chỉ là một máy tính bởi vì bất kỳ máy tính để bàn thông thường nào cũng có thể được thiết lập như một máy chủ và nó không nhất thiết phải là một máy tính mạnh mẽ.
Ví dụ các bạn có thể thiết lập một mạng nội bộ trong nhà của bạn, nơi mà bạn có thể dùng một máy tính để bàn thông thường. Phục vụ như một máy chủ để chia sẻ các file dữ liệu cho các máy tính khác trong mạng nội bộ này. Cái máy chủ này sẽ lưu trữ file dữ liệu nào đó trong một thư mục đã được cấp quyền để có thể sử dụng chung.
Sau đó các máy tính khác có thể kết nối với nó để truy cập các file dữ liệu đó hoặc bạn cũng có thể sử dụng máy tính để bàn làm máy chủ cho một trang web nào đó. Bạn cần cài đặt dữ liệu trang web trên máy tính đó, và thiết lập nó để trở thành máy chủ. Sau đó các máy tính khác có thể kết nối với máy tính này và truy xuất trang web của bạn.
Tại sao cần đến máy chủ chuyên dụng?
Máy tính để bàn có những hạn chế nhất định bởi vì chúng không được thiết kế để xử lý một khối lượng công việc lớn. Chúng cũng không thể xử lý nhiều kết nối đến từ người dùng cùng 1 lúc. Điều này không chỉ là do phần cứng của máy tính thông thường yếu kém mà còn liên quan tới cả phần mềm.
Hệ điều hành trên các máy tính thông thường chỉ có thể xử lý một số lượng hạn chế các kết nối đồng thời. Hơn thế nữa, các máy chủ cũng cần phải hoạt động liên tục 24 giờ mỗi ngày bởi vì chúng rất quan trọng đối với một tổ chức. Nếu máy chủ ngừng hoạt động, điều đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với một doanh nghiệp hoặc một tổ chức nào đó.
Ví dụ như nếu máy chủ của các sàn thương mại điện tử như của Tiki hoặc Lazada mà ngừng hoạt động. Mọi khách hàng sẽ không thể mua hàng trên các trang web này nữa. Điều đó có thể được xem như là một thảm họa đối với các sàn thương mại điện tử này. Đó là lý do tại sao các máy chủ cần phải đáng tin cậy hơn. Chúng cần phải được xây dựng bởi phần cứng mạnh mẽ để có thể chạy không ngừng nghỉ với rất ít hoặc thậm chí là không có thời gian chết. Ví dụ như đối với các máy tính thông thường, bộ vi xử lý thường sử dụng là dòng Intel Core. Còn đối với máy chủ thì sẽ sử dụng bộ vi xử lý Intel Xeon.
Đặc điểm cấu hình của máy chủ
Một bộ vi xử lý của máy chủ cần phải chạy nhanh và có khả năng thực hiện đồng thời nhiều tác vụ khác nhau, bộ vi xử lý Xeon hỗ trợ một môi trường đa xử lý. Chúng được thiết kế để có thể làm việc kết hợp với các bộ vi xử lý khác, điều đó có nghĩa là bạn có thể gắn hai hoặc nhiều bộ vi xử lý Xeon lên bo mạch chủ mà được thiết kế chuyên cho các máy chủ vì máy chủ cần phải xử lý một khối lượng công việc lớn.
Trong khi đó, bộ vi xử lý của máy tính thông thường thì không hỗ trợ chức năng này, chúng chỉ được thiết kế để hoạt động độc lập, chứ không thể phối hợp với các bộ vi xử lý khác. Một điểm khác biệt nữa là bộ vi xử lý Xeon hỗ trợ Ram ECC, RAM ECC được dịch là bộ nhớ sửa mã lỗi. Đây là loại RAM chuyên dùng được sử dụng cho các máy chủ. Nhưng tại sao máy chủ phải được sử dụng RAM ECC.
Như đã đề cập ở trên, máy chủ rất quan trọng và phải hoạt động liên tục không được ngừng nghỉ. Trong quá trình hoạt động, nếu có bất kỳ lỗi bộ nhớ nào xảy ra thì nó có thể sẽ khiến máy chủ bị ngưng hoạt động. Khi xảy ra lỗi, RAM ECC chỉ cần yêu cầu gửi lại đúng gói tin bị hư để tránh lỗi bộ nhớ. Vì vậy, sử dụng bộ nhớ ECC trong các máy chủ là một biện pháp phòng ngừa bổ sung. Để bảo vệ chống lại những lỗi có thể xảy ra, nhằm ngăn chặn máy chủ không bị tắt.
Trong khi đó, bộ vi xử lý Intel Core lại không hỗ trợ Ram ECC. Bộ vi xử lý Xeon cũng có thể hỗ trợ một lượng Ram lớn hơn. Nó có bộ nhớ cache lớn hơn và có nhiều nhân hơn bộ vi xử lý máy tính thông thường. Một máy chủ cũng cần phải được trang bị nhiều ổ cứng theo cấu hình RAID, RAID viết tắt từ Redundant Arrays of Inexpensive Disks hoặc Redundant Arrays of Independent Disks
Nó là hình thức ghép nhiều ổ đĩa cứng vật lý thành một hệ thống ổ đĩa cứng có chức năng gia tăng tốc độ đọc, ghi dữ liệu hoặc nhằm tăng thêm sự an toàn của dữ liệu chứa trên hệ thống ổ đĩa hoặc kết hợp cả hai yếu tố trên. RAID sẽ sao chép dữ liệu trên nhiều ổ đĩa. Vì vậy, nếu có một ổ cứng bị hư thì bạn có thể gỡ bỏ nó ra và thay thế cái mới mà không cần phải tắt máy chủ. Sau khi thay mới, RAID sẽ tự động cập nhật lại dữ liệu trên ổ cứng mới. Một máy chủ cũng cần phải có nguồn cung cấp dự phòng để giữ cho máy chủ luôn hoạt động trong trường hợp mất nguồn.
Một máy chủ cũng cần sử dụng một hệ điều hành chuyên cho máy chủ như: Linux, Windows Server, mac OS server…Hệ điều hành của máy chủ rất mạnh mẽ và ổn định chúng được thiết kế để chạy không ngừng và có thể xử lý hàng ngàn kết nối đồng thời.
Có những loại máy chủ nào
Hiện tại, có nhiều loại máy chủ khác nhau. Khi nói về loại máy chủ là chúng ta đang nói về loại dịch vụ mà máy chủ cung cấp.
+ Máy chủ web:
Một máy chủ web là thứ đang lưu trữ một trang web. Khi bạn vào bất cứ trang web nào bằng trình duyệt web trên thiết bị của bạn, điều đó có nghĩa là bạn đang kết nối với máy chủ của trang web đó thông qua mạng internet. Máy chủ của trang web đó sẽ chứa tất cả dữ liệu của trang web đó bao gồm mã HTML, hình ảnh, và nó cũng sẽ chạy phần mềm máy chủ web.
+Máy chủ email:
Một loại máy chủ khác là một máy chủ email, một máy chủ email là thứ mà giúp bạn có thể gửi và nhận email bạn sẽ truy cập email bằng trình duyệt web trên thiết bị của mình. Bạn cũng có thể sử dụng ứng dụng email như Outlook bằng các giao thức email như IMAP, POP và SMTP
+Máy chủ cơ sở dữ liệu:
Máy chủ cơ sở dữ liệu – Database Server là máy chủ được cài đặt các phần mềm Hệ quản trị cơ sở dữ liệu như SQL server, mySQL, Oracle…
Mô hình máy chủ cơ sở dữ liệu là mô hình kiến trúc máy chủ/máy khách, được chia thành hai phần: một phần chạy trên máy khách – nơi mà người sử dụng tích lũy và hiển thị thông tin cơ sở dữ liệu, và một phần chạy trên máy chủ cơ sở dữ liệu – nơi có nhiệm vụ kết nối, xử lý và lưu trữ dữ liệu.
Trên đây là bài viết chia sẻ các kiến thức cơ bản nhất về một máy chủ, máy chủ vật lý, các đặc điểm của một máy chủ, cấu hình cần thiết của một máy chủ và các loại máy chủ hiện nay (phân theo mục đích sử dụng). Hi vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn hình dung được về một máy chủ trong thực tế, chúc các bạn một ngày vui vẻ và nếu có nhu cầu sử dụng đến Máy chủ, hãy liên hệ với Cloudviet.com.vn nhé.
Nguồn kiến thức: Tri Thuc Nhan Loai