Giới thiệu
Bạn có biết rằng, để truy cập một trang web nào đó, chúng ta cần phải có địa chỉ website. Địa chỉ website hay còn biết với tên thông dụng là Domain hay là tên miền. Trong bài viết này, Cloud Viet sẽ cùng bạn tìm hiểu về khái niệm “Domain”.
Domain là gì?
Domain(tên miền) là địa chỉ trang web hoạt động trên internet. Địa chỉ mà mọi người có thể sử dụng để tìm kiếm trên trình duyệt để tìm kiếm website. Domain được thể hiện bằng các ký tự hoặc chữ số trong bảng chữ cái thay cho địa chỉ IP của máy chủ.
Hay nói một cách đơn giản, nếu website là một ngôi nhà thì tên miền là địa chỉ nhà của nó.
VD: bạn muốn truy cập vào website có IP và tên miền:
IP: 192.168.1.100
Tên miền: cloudviet.com.vn
Bạn không muốn nhập những chuối dài các số IP. Thay vào đó, bạn có thể truy cập nó bằng cách nhập tên miền vào thanh địa chỉ của trình duyệt.
Tên miền có thể là bất kỳ sự kết hợp nào của các chữ cái và số, đồng thời nó có thể được sử dụng kết hợp với các phần mở rộng tên miền khác nhau, chẳng hạn như .com, .net và hơn thế nữa.
Tên miền phải được đăng ký trước khi bạn có thể sử dụng nó. Mỗi tên miền là duy nhất. Không có hai trang web có thể có cùng một tên miền.
Tổ chức chịu trách nhiệm quản lý domain
Hiện Internet Corporation for Assigned Names and Numbers (ICANN) là tổ chức phi lợi nhuận quản lý DNS và thực hiện các chính sách về domain name. ICANN cấp phép cho các công ty được gọi là Domain Name Registrars cho việc bán domain. Các công ty này sẽ thay mặt bạn thực hiện các thay đổi đối với cơ quan đăng ký domain.
Ở Việt Nam tổ chức này là Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. VNNIC phụ trách thực hiện và quản lý việc đăng ký, cấp, phân bổ, thu hồi và tạm ngưng việc sử dụng nguồn tài nguyên Internet Việt Nam. Tên miền cho VNNIC quản lý sẽ chứa .vn.
Các loại tên miền
- Tên miền cấp 1(TLD- Top Level Domain)
TLD(top-level domain) là tên miền cấp cao nhất, là phần mở rộng sau dấu chấm cuối cùng của domain name, ở cấp đầu tiên của hệ thống tên miền trên Internet. Có hàng ngàn TLDs ngoài kia có thể đăng ký và các TLDs phổ biến nhất là .com, .org, .net,…
VD: cloudviet.vn(thì.vn là tên miền cấp 1, dễ hiểu hơn thì những tên miền loại này có đặc điểm là chỉ có 1 dấu chấm”.”)
Theo IANA (Internet Assigned Numbers Authority) là tổ chức cấp phát số hiệu Internet chia tên miền cấp cao nhất thành 3 loại dưới đây:
– ccTLD – Tên miền quốc gia cấp cao nhất
Tên miền quốc gia cấp cao nhất (Country-code top-level domain -ccTLD) là các domain được sử dụng ở một quốc gia cụ thể theo mã ISO (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế) như .vn cho Việt Nam, .uk cho Anh, .es cho Mỹ (United States), .es cho Tây Ban Nha,…
Chúng được sử dụng bởi các website muốn nhắm mục tiêu đến người dùng ở một quốc gia cụ thể. Và cho thấy người dùng truy cập đúng địa chỉ trang web của một quốc gia (ngôn ngữ địa phương).
– gTLD – Tên miền cấp cao nhất dùng chung
Tên miền cấp cao nhất dùng chung (Generic top-level domain – gTLD) là tên miền được sử dụng phổ biến và được dùng trên toàn thế giới mà không phụ thuộc vào mã quốc gia nào.
Phổ biến như .com, .net, .org, .biz, .tech. Có 3 ký tự trở lên trừ .gov, .mil bị giới hạn chủ được dùng trong tổ chức chính phủ (Government) và quân đội (Military) và còn một số dành cho các tổ chức khác nhau.
Trong tên miền cấp nhất dùng chung được chia ra 2 loại: sTLD và iTLD.
+ sTLD – Tên miền cấp cao nhất được tài trợ
Tên miền cấp cao nhất được tài trợ (Sponsored top-level domain) là các tên miền cấp cao bị giới hạn như ở trên đã đề cập như .gov, .mil. Ngoài ra, còn có .edu (cho tổ chức giáo dục), .asia (cho các công ty thị trường Châu Á), .post (cho bưu chính), .coop, .museum,…
+ iTLD – Tên miền cấp cao nhất hạ tầng
Tên miền cấp cao nhất hạ tầng (Infrastructure top-level domain) là tên miền .arpa đại diện cho ARPA và dành riêng cho ICANN để giải quyết các vấn đề về cơ sở hạ tầng. - Tên miền cấp 2 (SLD – Second-level Domain)
Tên miền cấp 2 là tên miền quốc gia. Tên miền cấp 2 mã quốc gia là tên miền cấp cao nhất trực thuộc quốc gia đó và do Tổ chức quản lý mạng của quốc gia đó định nghĩa
VD: cloudviet.com.vn (tên miền cấp 2 là các tên miền có 2 dấu chấm) - Phân loại tên miền theo cách thức đặt tên
– gTLD: Generic top-level domain – Tên miền cấp cao nhất dùng chung
Đây là nơi tập hợp những tên miền cấp 1, được toàn thế giới sử dụng. Phần mở rộng này không có quy định bắt buộc nào phải thực hiện theo đúng lĩnh vực. Tuy nhiên, đặt theo đúng lĩnh vực sẽ đem lại hiệu ứng khách hàng tốt hơn. Một số tên miền quốc tế như:
+ .com: Commercial, thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ.
+ .edu: Education, thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo.
+ .info: Infomation, thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông.
+ .net: Network, thuộc lĩnh vực mạng, máy tính.
+ .org: Organization, phù hợp với những đơn vị tổ chức, cộng đồng.
+ .tv: Televison, phù hợp với lĩnh vực truyền hình
– ccTLD: Country-code top-level domain – Tên miền quốc gia cấp cao nhất
Là những tên miền cấp cao nhất ở một quốc gia, một khu vực, nó đại diện cho quốc gia, khu vực đó.
+.vn: thuộc khu vực Việt Nam
+.jp thuộc khu vực Nhật Bản
+ .us thuộc khu vực Hoa Kỳ
+ .Asia thuộc khu vực châu Á
+ Eu thuộc khu vực châu Âu
– sTLD: Sponsored top-level domain – Tên miền cấp cao nhất được tài trợ
Là những tên miền cao cấp bị giới hạn sử dụng như:
+ .gov chỉ dành cho chính phủ
+ .mil dành riêng cho quân đội
+ .post dành cho bưu chính
+ .edu dành cho giáo dục
Quy tắc và tiêu chí đặt tên cho domain
- Quy tắc đặt tên miền
– Tên miền không được vượt quá 63 ký tự (đã bao gồm phần .com, .net, .org, .info).
– Tên miền chỉ bao gồm các ký tự trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và dấu (-). Khoảng trắng và các ký tự đặc biệt khác đều không hợp lệ.
– Không bắt đầu hoặc kết thúc tên miền bằng dấu (-).
– Tên miền của bạn không cần bắt đầu bằng http:// hoặc www hay http://www.
- Tiêu chí đặt tên miền
Đặt tên ngắn gọn và dễ nhớ
Bạn có thể đặt tên miền ngắn, dễ nhớ theo tên đầy đủ của công ty bạn, bạn nên chọn tên miền ngắn nhất có thể được (hp.com, fpt.vn, vnnic.vn, vnws.com…). Tên miền ngắn thì dễ nhớ, dễ gõ địa chỉ, và dễ dàng khi cần thiết kế nhãn hiệu, logo. Bạn sẽ dễ dàng để nhớ các tên như fpt.vn, hp.com, bank.com, Business.com. Bạn cũng có thể nhớ những tên đặc biệt như Yahoo.com, Google.com. Những tên miền có một ý nghĩa đặc biệt, ngắn gọn hoặc gắn liền đến thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của bạn và khi phát âm dễ nghe, dễ đọc thì sẽ dễ nhớ hơn.
Tên miền liên quan đến thương hiệu, sản phẩm, tên Công ty của bạn.
Điều này bạn thường lựa chọn khi đặt tên miền, tuy nhiên lại không dễ thực hiện. Nếu như bạn không thể tìm chính xác tên miền như tên doanh nghiệp, sản phẩm, thương hiệu của bạn. Hãy tìm một tên nói lên chức năng, công việc chính hay mô tả tính độc đáo của doanh nghiệp bạn. Bạn có thể ghép các ký tự lại hoặc bạn cũng có thể xem xét khả năng dùng các tên miền có phần đuôi là .BIZ, .INFO nếu không tìm được tên có phần đuôi VN,.COM,.NET.,ORG.
Thâu tóm domain
Có nghĩa là bạn muốn phát triển website của mình độc quyền với domain name đó, để phát triển thương hiệu, bạn có đăng ký hết các đuôi tên miền để tránh các người dùng khác đăng ký và sử dụng tên với nhiều mục đích và sử dụng khác nhau. Dẫn đến việc gây hiểu lầm và ảnh hưởng thương hiệu, công ty, …
Đặt tên miền chứa từ khóa
Đây là cách mà các người dùng kinh doanh lựa chọn để phục vụ cho mục đích SEO. Nó một phần nào đó trong việc phát triển SEO và cũng giúp người dùng nhận biết được lĩnh vực bạn đang hoạt động.